[Sử dụng Excel] Hàm điều kiện IF trong Excel

Trong bài này giới thiệu cú pháp hàm điều kiện IF và cách dùng hàm điều kiện IF trong Excel.

   Hàm điều kiện IF trả về một giá trị khi điều kiện cụ thể đúng và trả về một giá trị khác khi điều kiện đó sai. Ví dụ: Công thức = IF(A2>5;"Lớn hơn 5","Không lớn hơn 5") trả về giá trị "Lớn hơn 5" nếu giá trị nằm trong A2 lớn hơn 5. Ngược lại trả về giá trị "Không lớn hơn 5".

IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Trong cú pháp của hàm điều kiện IF có các tham số sau:
- logical_test: là tham số bắt buộc phải có. Là một giá trị logic hoặc một biểu thức logic bất kỳ, trả về giá trị đúng (True) hoặc sai (False). Ví dụ A10= 100 là một biểu thức logic, nếu giá trị trong ô A10 là 100 thì biểu thức logic trả về giá trị đúng (True). Ngược lại, biểu thức logic trả lại giá trị sai (False).
- value_if_true: Đây là tham số tùy chọn, là giá trị mà bạn muốn hàm trả về khi tham số logical_test là đúng (True). Giá trị true thường được biểu diễn bởi số 1.
value_if_false: Đây là tham số tùy chọn, là giá trị mà bạn muốn hàm trả về khi tham số logical_test   là sai (false). Giá trị false thường được biểu diễn là số 0.

Chú ý
- Hàm điều kiện IF có thể kết hợp với các hàm khác trong từng bài toán cụ thể. Hàm IF có thể kết hợp cùng với các hàm LOOKUP, VLOOKUP, HLOOKUP, hoặc CHOOSE.
- Trong Excel cung cấp thêm một số hàm được sử dụng để phân tích dữ liệu theo điều kiện. Ví dụ, đếm số lần xuất hiện của một xâu ký tự trong một phạm vi gồm nhiều ô, sử dụng hàm đếm có điều kiện Countif hoặc Countifs. Để tính tổng của các số có dấu hiệu cho trước thì sử dụng hàm tính tổng có điều kiện SUMIF hoặc hàm SUMFIS.
Ví dụ
Ví dụ về hàm IF.
Ví dụ về hàm IF.

Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ